Các bệnh viêm gan nguy hiểm nhất (Phần 1)

Viêm gan là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới với số lượng người nhiễm các loại vi rút siêu vi gây bệnh rất lớn. Việt Nam nằm trong khu vục các nước có tỉ lệ người nhiễm bệnh và tử vong vì bệnh viêm gan cao nhất thế giới. Bệnh được coi là kẻ giết người thầm lặng vì bệnh nhân không có hoặc rất ít có triệu chứng rõ rệt cho đến khi bệnh phát nặng. Có năm loại viêm gan do siêu vi khuẩn. Đó là các viêm gan A, B, C, D và E.

>> Thuốc chữa bệnh viêm gan b
>> Triệu chứng bệnh viêm gan


CÁC BỆNH VIÊM GAN NGUY HIỂM NHẤT (PHẦN 1)

Viêm gan A

Siêu vi khuẩn viêm gan A được tìm thấy trong mồ hôi, nước bọt, nước tiểu, nhưng nhiều nhất vẫn là ở phân của người có bệnh. Siêu vi khuẩn viêm gan A theo thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn xâm nhập vào cơ thể của chúng ta.
Bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào, và nếu có, không cần chữa tự nhiên cũng hết. Chỉ cần chú ý một chút tới việc vệ sinh sạch sẽ, ăn uống và sinh hoạt có điều độ thì sẽ tránh được bệnh viêm gan A
Bệnh có thể chích ngừa được. Thuốc rất an toàn và công hiệu. Nếu chưa chích ngừa hoặc trong người chưa có kháng thể chống siêu vi khuẩn viêm gan A, thì các bạn phải giữ vệ sinh (rửa tay bằng xà bông trước và sau khi dùng nhà cầu, rửa tay cẩn thận trước và sau khi ăn hay làm bếp, rửa sạch các bát đĩa của người bệnh) và tránh quan hệ tình dục với người đang ở thời kỳ ủ bệnh.
Viêm gan B
Môt trong số các bệnh viêm gan nguy hiểm nhất hiện nay là bệnh viêm gan B. Trên thế giới hiện có khoảng hai tỷ người đã và đang bị nhiễm vi rút viêm gan B và mỗi năm có khoảng 600.000 người chết vì căn bệnh này. Riêng ở Việt Nam là nước thuộc khu vực có tỉ lệ nhiễm bệnh và lây lan vi rút viêm gan B cao nhất thế giới, ước tính đang có khoảng 8,6 triệu người đang nhiễm loại vi rút nguy hiểm này và con số ko ngừng tăng lên. Đặc biệt, cho đến nay, viêm gan B vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh.
Bệnh viêm gan B là bệnh truyền nhiễm, nên tất cả chúng ta ai ai cũng có thể bị, không kể tuổi tác. Bệnh thường lây trực tiếp từ người này qua người kia, dễ dàng nhất là qua máu, qua đường tình dục và từ mẹ sang con.
Siêu vi khuẩn viêm gan B có thể gây ra những triệu chứng cấp tính. Những triệu chứng này thay đổi nhiều, tùy theo tuổi tác của bệnh nhân khi bị lây bệnh. Bệnh có một số biểu hiện mơ hồ như mệt mỏi, chán ăn, sốt, đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn, có trường hợp bị vàng da… Viêm gan B là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh xơ gan và ung thư gan.
Các biểu hiện của viêm gan B cũng không rõ rệt nên khó để nhận biết. Cách tốt nhất là nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để có cách trị bệnh càng sớm càng tốt (nếu có).
Bệnh chưa có phương thuốc chữa trị đặc hiệu. Các phương pháp hiện nay cũng chỉ có khả năng giảm thiểu sự tàn phá của siêu vi khuẩn viêm gan B chứ không hoàn toàn loại bỏ siêu vi khuẩn này ra khỏi cơ thể. Vì thế hơn lúc nào hết, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Thuốc chủng ngừa rất hiệu nghiệm nếu được chích ngừa đúng cách (chích 3 mũi). Ngoài ra các kim chích và dụng cụ y khoa phải được khử trùng để tiêu diệt siêu vi khuẩn viêm gan B bẳng cách đun sôi ở 100 độ C trong vòng 1 đến 5 phút, hoặc sát trùng bằng glutaraldehyde, chloroform hoặc formalin (tia cực tím, ether cũng như alcohol không đủ mạnh).
Viêm gan C
Bệnh viêm gan C là bệnh truyền nhiễm. Bệnh có thể lây qua máu như từ mẹ khi mới sinh, tiếp máu, dùng các vật dụng thiếu vệ sinh như đồ cạo râu, bàn chải đánh răng, kim châm cứu, xăm mình, cạo gió và các dụng cụ mổ xẻ.
Siêu vi khuẩn viêm gan C có thể gây ra những triệu chứng cấp tính thông thường 7 hay 8 tuần sau khi lây bệnh. Các triệu chứng của bệnh viêm gan C bao gồm cảm cúm nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức khớp xương và bắp thịt, buồn nôn, khó chịu, đau bụng, tiêu chảy, ăn kém ngon, xuống cân và đôi khi bị sốt hoặc nổi ngứa, có trường hợp bị vàng da và mắt. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu các dấu hiệu này rất mờ nhạt và khó nhận biết. Do đó, nếu muốn biết mình có bị mắc bệnh viêm gan C hay không thì phải đi khám sức khỏe và xét nghiệm máu thì mới cho kết quả nhanh và chính xác.
Nếu không được khám phá và chữa trị kịp thời, bệnh mỗi ngày một nặng hơn đưa đến xơ gan, rồi chai gan sau một thời gian trung bình là 20 năm. Thời gian chai gan có thể ngắn hơn nếu bệnh nhân đã bị lây do tiếp máu nhiễm khuẩn, uống nhiều rượu bia, uống một số thuốc khác nhau hoặc bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn viêm gan khác nhau.
Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa chống viêm gan C.

messenger