Các loại rau củ quả giúp phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đó là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan > 5% trọng lượng gan. Triệu chứng thường thấy là chứng gan to kín đáo, gia tăng vừa phải các men chuyển hóa và phosphatase kiềm và hầu hết là không nguy hiểm. Ngày nay đa số người dư cân béo phì đều mắc phải căn bệnh gan nhiễm mỡ .Nguyên nhân do ăn nhiều chất béo, đường bột mà lại ít vận động, không ăn nhiều rau củ. Đây là căn bệnh thời đại bất kì ai cũng có thể bị, cách tốt nhất để chúng ta phòng tránh nó là ăn nhiểu rau củ quả giúp chuyển hóa lượng mỡ thừa trong cơ thể.

CÁC LOẠI RAU CỦ QUẢ GIÚP PHÒNG NGỪA GAN NHIỄM MỠ

Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên như các loại rau của không chỉ giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà còn khá an toàn trong sử dụng, lượng độc tố thường thấp hơn so với các loại thực phẩm khác. Hơn nữa, các loại rau củ khi đưa vào cơ thể cũng dễ tiêu hóa do đó giảm áp lực làm việc cho các cơ quan trong đó có gan.
Một số loại rau quả tốt cho căn bệnh này:
Tỏi: Vài năm nay người ta tiến hành nhiều nghiên cứu tác dụng giảm mỡ của tỏi, kết quả cho thấy tỏi và các chế phẩm của tỏi giảm mức bình quân của triglycerid và cholesterol. Hoạt chất chính trong củ tỏi là tinh dầu, với các sulfur và polysulfur vinyl. Trong tỏi giàu chất cay bay hơi có hợp chất sulfur, có thể tẩy trừ chất mỡ lắng đọng trong mạch máu. Nghiên cứu còn chứng minh, dùng tỏi giúp trì hoãn việc hình thành và phát sinh gan nhiễm mỡ.
Lưu ý: Y học cổ truyền cho rằng những người mắc bệnh âm hư hỏa vượng và bệnh ở mắt, miệng, lưỡi, hầu họng… không nên dùng nhiều.
Củ hành tây: Hành tây chứa chất disulfur allyl và propyl giúp tăng hoạt tính men phân giải chất xơ, xúc tiến phân giải cục máu đông và giảm mỡ trong máu, giúp giảm áp lực máu ngoại vi, làm cho huyết áp ổn định, và phòng ngừa các bệnh tim mạch khác. Do vậy, hành tây là món ăn giá trị cho người bệnh cao mỡ máu có kèm gan nhiễm mỡ.
Củ cải: Có tác dụng giải độc, trợ tiêu hóa, trừ táo bón, hạ huyết áp, giảm mỡ. Củ cải có tác dụng xúc tiến chuyển hóa chất mỡ, tránh tích tụ mỡ dưới da, có tác dụng giảm béo phì rõ rệt. Củ cải không chỉ giúp phòng ngừa chứng cao mỡ máu, chứng béo phì kèm gan nhiễm mỡ, và acid coumaric còn có tác dụng giảm đường huyết và ổn định huyết áp. Cho nên, người xưa đã cho rằng củ cải là “Thổ địa sâm” và câu nói hoa mỹ “Mùa hè ăn củ cải mùa đông ăn gừng“.
Rau cần: Y học hiện đại nghiên cứu cho thấy, rau cần có tác dụng giảm cholesterol và phân giải chất mỡ. Rau cần thêm các gia vị sẽ chế thành món nguội, có công hiệu thông huyết mạch, hạ huyết áp, thanh gan giảm mỡ, khử phong sáng mắt, sảng khoái lợi tiểu và bảo vệ các mao mạch… là thức ăn lý tưởng cho người bệnh cao mỡ máu kèm gan nhiễm mỡ.
Nấm Hương (nấm Đông cô): Acid butyric trong nấm hương có tác dụng giảm mỡ huyết thanh. Các chất choline, men oxy hóa và một số acid nucleic có tác dụng giảm huyết áp, giảm cholesterol và giảm mỡ máu, đồng thời phòng ngừa xơ hóa động mạch, xơ gan.
Côn bố (Laminaria japonica – Hải sâm): Là một loại tảo dẹt, màu nâu, có những móc để bám vào tảng đá ngoài biển. Nghiên cứu y học cho biết, Côn bố chứa nhiều acid taurocholic giúp giảm huyết áp, giảm mỡ, kèm phòng ngừa sỏi mật, có tác dụng bảo vệ gan, động mạch. Côn bố chứa các chất xơ của các loại tảo như acid alginic, có tác dụng ức chế hấp thu cholesterol và thúc đẩy bài tiết. Có tác giả cho rằng, trong món ăn thường kèm một ít côn bố sẽ làm cho chất mỡ có xu hướng tích tụ trong cơ bắp và tổ chức dưới da, ít tích tụ tại tim, mạch máu, niêm mạc ruột, đồng thời lượng cholesterol trong máu giảm xuống rõ rệt, từ đó có hiệu quả và tác dụng phòng benh nhất định đối với các bệnh lý như cao mỡ máu, béo phì, gan nhiễm mỡ…
Nấm mèo (Mộc nhĩ): Các chuyên gia y học cho rằng, thành phần dược chất trong nấm mèo là chất acid nucleic, giúp giảm lượng cholesterol trong gan, ngăn ngừa hình thành gan nhiễm mỡ. Hàng ngày ăn một lượng nấm mèo nhất định có thể làm giảm lượng mỡ máu. Hơn nữa, nấm mèo giàu chất xơ, tăng thể tích đại tiện kích thích nhu động đường ruột để tống cholesterol ra ngoài.
Củ sen: Giúp khai vị, bổ máu, tạo cơ, giải khát, có tác dụng ngừa lão hóa, giảm mỡ, ổn định huyết áp. Dùng củ tươi chế biến món ăn hay củ khô nấu nước uống.
Liều dùng: 50-100g một ngày.
Lô hội (Nha đam): Dùng lá tươi mỗi ngày 100g, rửa sạch, ép lấy nước cốt, thêm vào 200ml nước sạch và 2 muỗng canh mật ong, ướp lạnh để dành uống cả ngày. Hoặc dùng 100g lá tươi gọt sạch vỏ, thái nhỏ, chọn các rau củ kể trên tùy thích trộn với giấm thành món ăn hàng ngày. Người bị Tỳ vị hư hàn (hay đi cầu lỏng) không nên dùng Lô hội. Lô hội tươi giúp hạ lipid máu và mỡ trong gan, đồng thời làm giảm và ổn định huyết áp, ổn định đường huyết và chống xơ mỡ động mạch. Nước lô hội có công dụng giải nhiệt rất tốt trong mùa hè nắng nóng.
Các loại thực phẩm nói trên dùng để phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ rất hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay do cuộc sống công nghiệp và thương mại hóa. Việc sản xuất ra các loại thực phẩm này ít nhiều có sự can thiệp của các loại chất tăng trưởng. Do đó, lượng độc tố trong các loại rau củ này được tích lũy và ngày càng tăng lên. Khi đó, người dùng cần cảnh giác và nên chọn mua ở những cơ sở có uy tín hoặc nếu có thể thì nên tự gieo tròng để sử dụng và biện pháp an toàn, trọn vẹn cả đôi đường.

messenger