Tìm hiểu về căn bệnh viêm gan E

Viêm gan E là một căn bệnh có thể lây nhiễm qua đường thức ăn, thức uống và thường phát triển mạnh vào mùa thu. Viêm gan E thường khó lây nhiễm hơn viên gan A vì nó cần nhiễm một lượng virut lớn mới có thể nhiễm bệnh. Người nhiễm virut viêm gan E này thường rất ít bị phát bệnh , có thể virut sẽ dần biến mất hoặc phát triển thành bệnh. Các bạn hãy tìm hiểu về căn bệnh này để có cách phòng tránh chúng nhé.

TÌM HIỂU VỀ CĂN BỆNH VIÊM GAN E


Viêm gan E là gì?
Viêm gan E là một trong số các bệnh viêm gan do vi rút viêm gan siêu vi E gây nên. Bệnh được tìm thấy khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất là ở các nước nhiệt đới, gần đường xích đạo. Ngay cả ở Mỹ, virus viêm gan E cũng là nguyên nhân của hơn 50% số bệnh viêm gan cấp tính không do virus A và B gây ra. Bệnh bộc phát theo từng chu kỳ 5-10 năm hoặc theo những mùa mưa lớn gây ra lũ lụt. Độ tuổi dễ bị nhiễm bệnh nhất là 15-40 tuổi.
Chỉ 1-10% số người nhiễm virus này bị phát bệnh. Tuy nhiên, viêm gan E có thể trở nên ác tính và gây tử vong nếu bệnh nhân nhiễm trùng hoặc đang mang thai. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra vacxin phòng bệnh này.
Trong trường hợp thai phụ mắc bệnh viêm gan E (nhất là vào 3 tháng cuối cùng), hơn 20% các bào thai chết trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi ra đời.

Con đường lây lan của vi rút viêm gan E
Bệnh viêm gan E lây từ người này sang người kia qua thức ăn và nước uống nhiễm virus. Tại các nước chậm phát triển, nơi phân người vẫn được dùng trong việc canh nông, hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, bệnh lan truyền dễ dàng hơn do nước uống và thực phẩm bị ô nhiễm. Đôi khi virus E lây qua đường máu, rất hiếm khi lây qua quan hệ tình dục.
So với viêm gan A, căn bệnh này khó lây hơn nhiều. Thông thường, khoảng 50-75% người sống chung với bệnh nhân viêm gan A cấp tính bị lây bệnh trong một thời gian ngắn. Nhưng đối với viêm gan E, tỷ lệ này chỉ là 0,7-2,2%. Để lây bệnh viêm gan E, người ta cần phải nuốt một số virus cao hơn so với viêm gan A.
Triệu chứng bệnh viêm gan E
Triệu chứng của viêm gan E thường rất nhẹ và chỉ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Sau 15-60 ngày nhiễm virus, bệnh nhân bắt đầu hâm hấp sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân giống như bị cảm cúm. Sau đó, da và mắt trở nên vàng, nước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt như đất sét. Bệnh nhân đau bụng lâm râm, buồn nôn và nôn; một số người bị tiêu chảy, nổi mề đay và đau khớp xương. Tình trạng này kéo dài 1-6 tuần.
Thời điểm da và mắt trở nên vàng là lúc có thể tìm thấy vi khuẩn viêm gan E trong phân của bệnh nhân. Nếu điều kiện vệ sinh không được tốt, vi khuẩn trong phân có thể gây ô nhiễm nước uống và sẽ lây cho người chung quanh.
Thử máu vẫn là phương pháp độc nhất để xác định bệnh viêm gan E.
Trong phần lớn trường hợp, bệnh viêm gan E giảm dần và biến mất mà không cần chữa. Tuy nhiên, ở một số người, virus viêm gan E tàn phá gan một cách rất nhanh chóng, gây tử vong. Lúc này, ghép gan là phương pháp duy nhất có thể cứu được mạng sống của bệnh nhân.
Để phòng bệnh viêm gan E, cần đảm bảo vệ sinh cho nguồn nước uống và thực phẩm. Tránh dùng nước đá được làm từ loại nước chưa khử trùng; không ăn các loại sò, hến, tôm, cua chưa nấu kỹ, trái cây không bóc vỏ.

messenger