Bênh nhân viêm gan A ít có nguy cơ bị hen suyễn

Các nhà khoa học Mỹ vừa cho hay,những người nhiễm virus viêm gan A có thể an toàn trước nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.Nguyên nhân có thể do loại siêu vi này đã ngăn không cho hệ miễn dịch phản ứng với các dị ứng nguyên gây ra chứng rối loạn hô hấp.

>> Điều trị bệnh viêm gan b
>> Triệu chứng bệnh viêm gan c

BÊNH NHÂN VIÊM GAN A ÍT CÓ NGUY CƠ BỊ HEN SUYỄN
Viêm gan A

BÊNH NHÂN VIÊM GAN A ÍT CÓ NGUY CƠ BỊ HEN SUYỄN

Tiến sỹ Dale Umetsu và cộng sự thuộc Đại học Tổng hợp Stanford cho biết,thông qua cảm thụ thể của gene TIM-1 ở người,virus viêm gan A xâm nhập vào cơ thể và khống chế các tế bào miễn dịch.Khả năng khống chế này còn quyết liệt hơn ở những người mang them một phiên bản đặc biệt của gene TIM -1.Sau một thời gian,siêu vi A sẽ làm cho toàn bộ hệ thống miễn dịch mất khả năng phản ứng với các dị ứng nguyên gây hen suyễn như bụi,phấn hoa…do đó tránh được nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Siêu vi A tác động tới gan,gây sốt,mệt mỏi,chán ăn,buồn nôn,khó chịu trong bụng,nước tiểu đen và vàng da trong trường hợp bệnh nặng.Bệnh dễ lây lan khi vệ sinh cá nhân và cộng đồng kém.
Vào những năm 1970,hầu hết người dân châu Âu mang kháng thể của virus viêm gan A,chứng tỏ họ từng nhiễm bệnh.Tuy nhiên,trong một vài thập kỷ gần đây, điều kiện sống và công tác vệ sinh dịch tễ được cải thiện đáng kể,khiến tỷ lệ mắc viêm gan A giảm mạnh.Trong khi đó,số người bị hen suyễn toàn châu Âu tăng gần gấp đôi trong cùng thời gian.Theo giới chuyên môn,phát hiện của tiến sỹ Umetsu đã góp phần giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Sắp tới,nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu xem liệu thời gian nhiễm virus viêm gan A lâu có duy trì được khả năng chống hen suyễn hay không.

Cách phòng nguy cơ nhiễm viêm gan B ở trẻ sơ sinh

Nếu không được bảo vệ tốt ngay khi chào đời.nguy cơ trẻ bị nhiễm viêm gan siêu vi B từ mẹ sẽ lên tới 90%.Khi trưởng thành,các em dễ bị xơ gan hoặc viêm gan mãn tính.
Nguy cơ truyền viêm gan siêu vi B từ mẹ sang thai nhi phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh.Nếu mẹ bị bệnh vào quý 1 của thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh là 1%,vào quý 2 là 10% và quý 3 là 60-70%.Ngoài ra,nguy cơ truyền bệnh còn phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm huyết thanh.
Đến nay,cơ chế lây truyền viêm gan siêu vi B lúc sinh và sau sinh vẫn chưa được xác định,song người ta cho rằng nó có thể truyền qua nhau thai khi chuyển dạ.Vì thế,việc can thiệp bằng phẫu thuật không ngăn chặn được sự lây lan.Hiện tượng truyền bệnh trong tử cung là một trường hợp ngoại lệ.Trong quá trình mang thai,siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu tới bào thai,thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ dị dạng.Chỉ khi mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng vào quý 3 của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.

Cách dự phòng

  • Phía người me:Cần xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ.Trong đó,chỉ số HBsAg (+)cho thấy siêu vi B đang tăng mạnh.Nếu HBsAg (+)dương tính,cần tiến hành xét nghiệm bổ sung HBeAg hoặc ADN và Anti-HBe để đánh giá mức độ truyền bệnh.Còn nếu HBsAg(-)âm tính thì nên tiêm phòng cho mẹ vì loại vacxin này không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Về phía trẻ:Cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B 100 đơn vị ngay trong phòng sinh.Sau đó tiêm vacxin viêm gan B ở một vị trí khác trên cơ thể của trẻ theo công thức 3 mũi(mũi 1sau khi sinh,mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi,mũi 3 khi được 6-12 tháng).Sau 15 năm,cần tiêm nhắc lại.Bên cạnh đó,cần cho trẻ bú sữa mẹ ngay vì đó là nguồn dinh dưỡng tốt nhất chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tât.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger