Thực đơn vàng cho người viêm gan

Việc ăn uống đối với bệnh nhân viên gan luôn là đề tài được nhiều người quan tâm và chú trọng. Theo khuyến cao, những người bị viêm gan cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan một cách hiệu quả. Do đó, người bị bệnh viêm gan cần tìm hiểu và lên cho mình một thực đơn phù hợp và lý tưởng để áp dụng.

>> Chữa viêm gan B
>> viêm gan A
 
 
THỰC ĐƠN VÀNG CHO NGƯỜI VIÊM GAN

Chế độ ăn hợp lý quyết định tới việc chữa trị bệnh viêm gan
 
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý đối với những người bị bệnh viêm gan là cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết, có lợi cho gan. Bên cạnh đó là một chế độ ăn kiêng và nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có chế độ ăn và thực đơn khác nhau.
Với người viêm gan B cấp tính
Cần ăn thành nhiều bữa (6 – 7 bữa), tránh ăn quá no và ăn những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị, dầu mỡ như tiêu, ớt, đồ ăn chiên rán, nên uống nhiều nước rau quả, đặc biệt không uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Thực đơn mẫu (xem bảng).
Với người viêm gan mạn tính
Nên ăn uống một cách gần như bình thường, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết. Ăn nhiều rau quả và trái cây để có đủ chất xơ cũng như ăn nhiều đạm, nhất là đạm thực vật. Uống bổ sung thêm vitamin nhóm B và khoáng chất như kẽm, selen nhưng không nên uống hay ăn những thực phẩm chứa nhiều chất sắt để tránh ứ đọng sắt trong gan. Ăn các thức ăn dễ tiêu, tránh thức ăn có nhiều chất béo, tránh các thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng. Số bữa ăn: 3 – 4 bữa/ngày. Cung cấp đủ vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B, K, muối khoáng và nước: 2 lít/ngày.
Với người bị xơ gan
Các chất đa sinh tố, axít folic, kẽm, selen được khuyến khích sử dụng nhất trong những trường hợp viêm xơ gan do rượu. Tuỳ vào giai đoạn xơ gan còn bù hoặc mất bù (các tế bào gan còn lại không thể gánh vác hay thực hiện các chức năng của một lá gan bình thường), cần giảm từ 20 – 25% năng lượng. Giảm 25 – 30% chất béo, chất đạm cũng giảm theo mức độ bệnh lý. Cung cấp các vitamin nhóm B, vitamin K, ăn nhạt tương đối. Đến giai đoạn này người bệnh cần được xác định mức độ xơ gan và các biến chứng để chỉ định chế độ ăn cụ thể.
Thực đơn mẫu: 
 
Sáng: phở bò, không ăn nước béo (bánh phở 200g, thịt bò 30g).
Trưa: cơm hai chén lưng (100g gạo), thịt gà nạc rang (60g), rau muống luộc (200g), nước trái cây (200ml).
 Chiều: cơm hai chén lưng (100g gạo), giá xào thịt nạc (thịt nạc 50g + giá 100g), canh cải ngọt nấu thịt heo nạc (cải xanh 50g + 50g thịt heo nạc). Thanh long (100g).
Tối: sữa tươi 200ml.
Những lưu ý khi chọn thực phẩm
Các thực phẩm nên dùng: thịt bò, thịt heo nạc, cá, sữa tách béo, sữa đậu nành, sữa có tăng cường axít béo bảo hoà chuỗi trung bình, gạo tẻ, nếp, bánh phở, miến, nui, khoai tây, khoai lang, đường mía, mật ong, các loại rau củ và trái cây chín. Dầu thực vật: dầu dừa, dầu cọ, đậu nành, mè, hướng dương. Đồ uống có đặc tính lợi gan, mật: trà nhân trần, atiso.
Thực phẩm hạn chế hoặc không nên dùng: mỡ động vật, thịt mỡ, trứng chỉ nên ăn 1 – 2 quả/ tuần, bơ, sữa nguyên kem, nội tạng (tim, gan, lòng…); thức ăn mặn; các chất kích thích, thực phẩm dễ gây dị ứng đối với từng người bệnh.
Một số thực đơn tốt cho người bị bệnh viêm gan được đặt ra bởi các bác sĩ chuyên khoa. Các bạn có thể tham khảo:
Thực đơn 1 (chia làm bảy bữa)
Bữa 1: 300ml sữa nguyên
Bữa 2: 300ml nước ép trái cây + 15g đường
Bữa 3: 300ml nước cháo đường (15g đường)
Bữa 4: 300ml nước ép trái cây + 15g đường
Bữa 5: 300ml sữa nguyên
Bữa 6: 300ml nước ép trái cây + 15g đường
Bữa 7: 300ml sữa nguyên.
Thực đơn 2
Sáng – Cháo thịt (gạo 50g, thịt heo nạc hoặc thịt bò 50g, dầu 5g), bữa phụ: nước trái cây (200ml)
Trưa – Xúp thịt heo hoặc xúp cá (khoai tây: 400g, bí đỏ 100g, thịt heo hoặc cá 50g, dầu ăn 5g), bữa phụ: sữa 200ml
Chiều – Cháo thịt gà (gạo tẻ 50g, thịt gà 50g, dầu ăn 5g)
Tối – Sữa 200ml.
Thực đơn 3
Sáng – Phở bò, không ăn nước béo (bánh phở 120g, thịt bò 30g)
Trưa – Cơm hai chén lưng (100g gạo), cá lóc kho (30g thịt + 5g dầu ăn), canh bí đỏ nấu thịt heo nạc (bí đỏ 100g + 5g thịt heo nạc), nho ngọt 50g
Chiều – Cơm hai chén lưng (100g gạo), thịt bò xào khoai tây (thịt bò 30g + 100g khoai tây + 5g dầu ăn), canh cải xanh nấu thịt heo nạc (cải xanh 100g + 50g thịt heo nạc), đu đủ chín: 100g
Tối – Sữa tươi 200ml.
Giai đoạn phục hồi
Sáng – Cháo gạo tẻ (30g), thịt nạc (30g), trái cây (100g)
Trưa – Cơm (hai chén), thịt bò (50g) xào thập cẩm (5g hành tây, 5g nấm mèo, 30g cà rốt, 20g đậu cô ve) và một chén canh rau xanh
Chiều – Cơm (hai chén), đậu hũ (100g) xốt cà chua (50g), tôm ram (50g), một chén canh rau xanh, 100g trái cây tươi.
Khi bị viêm gan, các bạn không nên bỏ qua việc tạo cho mình một thực đơn ăn uống hợp lý bởi nó có ảnh hưởng lớn tới việc điều trị bệnh. Các bạn có thể tự điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình theo các gợi ý như trên.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger