Viêm gan B đừng để bệnh đến chân mới nhảy

Hiện nay, việc phòng chống sự lây lan của bệnh viêm gan B đã được quan tâm nên lên thành các chương trình thuộc mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, tỉ lệ lây nhiễm loai vi rút này vẫn có dấu hiệu gia tăng không ngừng ở nước ta. Hàng năm vẫn còn một số lượng lớn người tử vong do căn bệnh này. Do vậy, một lần nữa khuyến cáo đến toàn xã hội về việc phòng tránh bệnh viêm gan B ngay từ bây giờ. Đừng để “bệnh đến chân mới nhảy” thì quá muộn và không còn khả năng chữa trị.
 
VIÊM GAN B ĐỪNG ĐỂ BỆNH ĐẾN CHÂN MỚI NHẢY
Nên đi khám sức khỏe định kỳ để phòng bệnh viêm gan B
 
Vẫn còn tình trạng chủ quan với bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B là bệnh tiến triển âm thầm, lặng lẽ, bệnh có thể tấn công bất cứ ai và con đường lây bệnh chính là đường máu. Chỉ một vết thương hở nhỏ cũng sẽ là cơ hội cho virus viêm gan B tấn công vào bên trong của cơ thể.
Thông thường, bệnh không có các dấu hiệu nhận biết sớm nên hầu hết những người bị viêm gan B giai đoạn đầu không biết mình bị bệnh. Chỉ khi thấy xuất hiện các triệu chứng như sốt, chán ăn, đi ngoài phân lỏng hoặc nát, buồn nôn, nôn, vàng da… thì mới đi khám và phát hiện ra bệnh. Khi đó, bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và gây khó khăn cho việc điều trị.
Ở nước ta người dân hầu như không có thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, thường khi cơ thể có bệnh mới đi kiểm tra. Hầu hết các bệnh nhân khi đến khám và điều trị bệnh viêm gan B tại các bệnh viện trên cả nước khi tình trạng bệnh đã ở gia đoạn nặng gây khó khăn cho việc điều trị và rất tốn kém do thời gian điều trị kéo dài, chi phí cho việc điều trị còn ở mức cao.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho bệnh viêm gan B có thể phát sinh biến hóa là do người bệnh không kịp thời phát hiện bệnh, không điều trị đúng lúc làm cho bệnh từ cấp tính phát triển thành mạn tính. Ngoài ra, bệnh nhân lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ làm cho virus nhờn thuốc.
Đặc biệt, một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn là phần lớn không có triệu chứng gì. Bệnh nhân càng nhỏ tuổi, triệu chứng càng không rõ ràng. Tới khi đi khám, làm xét nghiệm mới phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng, mạn tính: Gan to, các chức năng gan biến loạn.
Do vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và thường xuyên là việc làm cần thiết, quan tỏng đối với mỗi người. Hãy chủ động phòng tránh viêm gan B không chỉ cho bạn mà cho mọi người xung quanh bạn. Đừng để “bệnh đến chân mới nhảy” không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà chi phí điều trị bệnh cũng tốn kém cho gia đình và người thân.
Phòng bệnh để tránh tốn kém
Các bác sĩ cho biết, chi phí để điều trị viêm gan B là rất tốn kém. Hầu hết bệnh nhân mắc viêm gan B đều gặp khó khăn về kinh tế. Chi phí điều trị hiện đang ở mức rất cao, từ 100-200 triệu đồng/năm. Có nhiều trường hợp người bệnh điều trị viêm gan B tới vài năm nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.
Để phòng tránh bệnh viêm gan B xâm nhập vào cơ thể, mỗi người nên tự cung cấp các kiến thức về bệnh cho mình để biết được con đường lây bệnh là như thể nào… không để bệnh tấn công vào cơ thể người lành. Theo đó, các bạn không nên dùng chung bơm kim tiêm, dao caọ râu với người bị bệnh; có biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục; trường hợp mang thai khi bị bệnh viêm gan B phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng tránh bệnh cho thai nhi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, các bạn nên tạo cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt nên tránh xa bia rượu, thuốc lá là những tác nhân trực tiếp gây nên bệnh viêm gan B cũng như các bệnh về gan khác.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ và thường xuyên tại các cơ sở y tế tin cậy để biết được tình trạng sức khỏe của cơ thể nhằm phát hiện và điều trị bệnh được kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger