Điểm mặt những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất

Bệnh thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động. Điều này khiến cuộc sống và công việc của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều. Cùng tìm hiểu xem, những nguyên nhân nào gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Cột sống có tất cả 24 đốt nối với nhau bằng đĩa đệm. Đĩa đệm có hợp chất gelatin là chủ yếu, giúp kết dính các đốt sống lại với nhau. Khi một hoặc nhiều đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu sẽ có cảm giác đau cột sống. Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng ù tai, mất ngủ, đau dây thần kinh toa, đau thần kinh liên sườn. Từ đó, khả năng đi lại bị giảm sút, khó khăn rất nhiều.

Các yếu tố có thể khiến bạn bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

1.Tuổi tác

diem-mat-nhung-nguyen-nhan-gay-thoat-vi-dia-dem-pho-bien-nhat-1.png

Thường những người già dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm do xương khớp bị thoái hóa theo tuổi tác. Do chất gelatin trong xương khớp bị suy giảm đến mức trầm trọng khiến việc đi lại hết sức khó khăn.

Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa khi số lượng người trẻ mắc bệnh đang tăng nhiều trong thời gian gần đây. Vì vậy, nên có biện pháp bảo vệ xương khớp ngay từ bây giờ để tránh mắc bệnh.

2.Tính chất công việc

Công việc bốc vác nặng, khiến cột sống dễ bị lệch nếu thao tác không đúng. Công việc văn phòng ngồi lâu một chỗ hoặc sai tư thế dễ bị đau lưng, tê bì hai tay và chân. Những công việc này về lâu dài đều khiến bạn có thể bị thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân là do máu không lưu thông tốt, làm giảm khả năng vận động.

3.Do chấn thương

diem-mat-nhung-nguyen-nhan-gay-thoat-vi-dia-dem-pho-bien-nhat-2.png

Chấn thương cột sống khi làm việc, chơi thể thao, tai nạn cũng là nguyên nhân khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm nếu vết thương không được chữa trị khỏi hẳn. Khi vết thương không lành, dễ bị viêm xương, việc điều trị sẽ khó khăn, lâu ngày sẽ chuyển sang thoát vị nhanh chóng.

4.Do bẩm sinh

Khi sinh ra mà có những di tật hoặc mắc bệnh xương khớp như: gai cột sống, gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống, … Những bệnh này đều dễ mắc thoát vị đĩa đệm.

Thông tin hữu ích:

5.Do trọng lượng cơ thể

diem-mat-nhung-nguyen-nhan-gay-thoat-vi-dia-dem-pho-bien-nhat-3.png

Những người có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn theo chiều cao cơ thể dễ mắc thoát vị đĩa đệm. Cột sống không thể gánh hết cân nặng trên cơ thể, nhanh chóng thoái hóa và mắc bệnh. Phụ nữ mang thai là đối tượng cũng nên chú ý để tránh mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm.

6.Do di truyền

Bố mẹ mắc các bệnh xương khớp trong đó có thoát vị đĩa đệm khi sinh con ra tỉ lệ mắc khoảng 80%. Hoặc bố mẹ có cấu trúc xương cơ thể yếu cũng có thể truyền cho con cái.

Khi có những cơn đau kéo dài, không có dấu hiệu suy giảm thì nên đi khám chuyên khoa xương khớp càng sớm càng tốt. Bệnh có khả năng hoàn toàn chữa khỏi nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, nó cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm như liệt vận động.

Để tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như bệnh không diễn tiến phức tạp hơn cần lưu ý:

+ Ngồi đúng tư thế làm việc, khi mang vác đồ vật nặng cần đúng thao tác. Nếu vật nặng thì phải nhờ sự trợ giúp.

+ Thường xuyên vận động nhẹ bằng cách xoa bóp tay chân để không bị tê, chuột rút.

+ Bổ sung các thực phẩm như hải sản, rau xanh, trái cây, cá biển, … cho xương khớp khỏe mạnh.

+ Nếu bạn đang bị béo phì thì hãy giảm cân phù hợp với chiều cao cơ thể.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger