Phụ nữ bị viêm gan B khi mang thai cần lưu ý những gì?

Một trong số các nguyên nhân, con đường lây lan chính của bệnh viêm gan B là truyền từ mẹ sang con. Cho đến nay viêm gan B vẫn chưa có cách nào chữa trị triệt để gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm về gan như xơ gan, ung thư gan. Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con? Có phải nếu phụ nữ bị căn bệnh này thì không nên sinh con là biện pháp duy nhất?

Phụ nữ bị viêm gan B vẫn có thể sinh con bình thường, không nhiễm bệnh

Phụ nữ bị viêm gan B khi mang thai cần lưu ý những gì?

Vi rút viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con. Điều đó có nghĩa là nếu phụ nữ bị bệnh viêm gan B khi mang thai thì khả năng con sinh ra cũng sẽ mang vi rút siêu vi B rất cao. Do vậy, hiện tại với những phụ đang bị bệnh viêm gan B được khuyên nên thường xuyên kiểm tra tình trạng bệnh, điều trị cho tới khi nào có kết quả âm tính, chức năng gan đã được phục hồi thì mới nên mang thai. Còn đối với những người bệnh đang điều trị viêm gan B bằng sử dụng thuốc interferon nếu muốn có con thì cần ngưng sử dụng thuốc từ 6 tháng trở lên. Vì thuốc interferon có thể gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi nên không được sử dụng cho phụ nữ khi mang thai để chữa bệnh.
Hiện nay, để đảm bảo việc ngăn chặn tình trạng lây lan bệnh viêm gan B qua đường truyền từ mẹ sang con, cả thai phụ và trẻ sơ sinh đều được tiêm vaccine phòng bệnh. Phương pháp phòng bệnh cần được tuân thủ thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ mang lại kết quả khả quan.

Những lưu ý cần thiết cho người bệnh viêm gan B khi mang thai

Viên gan B lây truyền từ mẹ sang con có thể được ngăn chặn hiệu quả. Theo kết quả thực tế, sau khi tiến hành áp dụng các phương pháp ngăn ngừa viêm gan B lây nhiễm từ mẹ sang con cho kết quả khả quan. Đó là tỉ lệ ngăn ngừa thành công lây nhiễm từ người mẹ bị nhiễm viêm gan B sang con đạt trên 90%. Việc phòng tránh bệnh được thực hiện như sau:
– Trong quá trình mang thai, bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng bệnh, thực hiện các xét nghiệm liên quan đến bệnh viêm gan B để từ đó các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc tốt nhất nhằm tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc sử dụng thuốc hay bất kỳ tác động nào cũng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thai phụ không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây hại cho sức khỏe.
– Trẻ sơ sinh say khi sinh ra trong vòng 2 tiếng đồng hồ cần phải tiêm được mũi globulin đầu tiên; tiếp đến trong thời gian từ 15 – 30 ngày tiêm mũi globulin số 2.
Khi tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh từ người mẹ mang vi rút gây bệnh có thể được thực hiện theo 2 sự lựa chọn như sau:
Lựa chọn 1: trẻ sau khi được sinh ra trong vòng 24 giờ đầu sẽ được tiêm mũi đầu tiên, sau đó cách khoảng thời gian 1 tháng và 6 tháng thì tiêm tiếp mũi thứ 2 và 3.
Lựa chọn 2: trẻ cần được tiêm vaccine phòng bệnh sau thời gian 15 – 30 ngày kể từ ngày đã tiêm mũi globulin đầu tiên, sau đó 15 ngày sẽ tiêm mũi vaccine thứ nhất, mũi thứ 2 tiêm sau đó 45 ngày, vào ngày thứ 15 sau nửa năm trẻ được sinh ra tiêm mũi thứ 3.
– Sau khi sinh, mẹ và thai nhi không được tiếp xúc trực tiếp với máu và nước dãi, ví dụ như tiếp xúc với các vết thương hay máu đã nhiễm virus của người mẹ. Ngoài ra đều có thể tiếp xúc bình thường.
– Khi cho trẻ bú, nếu trường hợp đầu vú của mẹ bị xây xát tuyệt đối cấm không được cho trẻ bú. Còn lại mẹ vẫn có thể cho trẻ bú ngoài để đảm bảo an toàn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger