Cách phòng tránh bệnh viêm gan B tốt nhất

Bệnh viêm gan B là căn bệnh rất nguy hiểm vì dễ biến chứng sang viêm gan b mạn tính, từ đó chuyển thành Ung Thư Gan. Virus viêm gan B được tìm thấy trong máu, nước bọt, nước mắt cũng như nước tiểu và tinh dịch của bệnh nhân.Người bị nhiễm virus viêm gan B trên 6 tháng bị coi là bị viêm gan mãn tính. Khoảng 10% người lớn bị nhiễm virus viêm gan B sẽ trở thành mãn tính và 90% trẻ em bị nhiễm viêm gan B từ mẹ cũng trở thành mãn tính. Bệnh Viêm Gan B có thể điều trị khỏi nếu như được phát hiện sớm và được điều trị tích cực. Cách an toàn nhất để phòng tránh bệnh viêm gan B chính là tiêm vacxin phòng ngừa bệnh. Loại vacxin này đã được đưa vào chương trình tiêm chủng miễn phí của quốc gia.

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM GAN B TỐT NHẤT

Các con đường lây truyền của viêm gan B:

Lan truyền qua đường tình dục:

Bạn có thể bị nhiễm nếu có sinh hoạt tình dục không an toàn theo đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với bạn tình bị nhiễm bệnh khiến máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch âm đạo xâm nhập cơ thể bạn. — Bạn cũng có thể bị nhiễm nếu dùng chung dụng cụ tình dục nếu không rửa hoặc không dùng bao cao su. Virus có trong dịch tiết của người nhiễm và xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước nhỏ và phát triển trong trực tràng và âm đạo của bạn khi quan hệ tình dục.

Lây truyền qua sử dụng chung kim tiêm:

HBV dễ dàng lây truyền qua bơm kim tiêm có dính máu bị nhiễm. Điều này giải thích tại sao dùng chung kim tiêm khi chích ma tuý khiến bạn có nguy cơ cao nhiễm HBV. Nguy cơ của bạn cũng tăng nếu bạn thường xuyên tiêm chích hoặc có hành vi tình dục không an toàn. Mặc dù tránh tiêm chích là cách phòng ngừa đáng tin cậy nhất, song có thể bạn không chọn cách này. Nếu vậy, một cách để giảm bớt nguy cơ là bạn nên tham dự vào chương trình đổi kim tiêm ở cộng đồng. Những chương trình này cho phép bạn đổi bơm kim tiêm đã sử dụng để lấy bơm kim tiêm vô trùng. Ngoài ra, nên đi tư vấn hoặc điều trị nghiện ma tuý.

Lây truyền tình cờ qua các vết đâm, chọc.

Viêm gan B là một vấn đề đáng lo ngại đối với nhân viên y tế và những người có tiếp xúc với máu người. Nếu bạn ở trong trường hợp này, bạn nên tiêm vaccin viêm gan B ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc khi xử lý kim tiêm và các dụng cụ sắc nhọn khác.

Lây truyền từ mẹ sang con.

Phụ nữ có thai nhiễm viêm gan B có thể truyền virus sang con. Nếu bạn bị viêm gan B, cho con của bạn tiêm 1 mũi globulin miễn dịch viêm gan B (H-BIG) khi sinh cùng với mũi đầu tiên trong 3 mũi vaccin viêm gan B sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm virus cho con của bạn.

Để nhiễm HBV, máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc nước bọt nhiễm virus phải xâm nhập vào cơ thể bạn. Bạn không thể bị nhiễm qua các tiếp xúc thông thường như ôm hôn, khiêu vũ hoặc bắt tay với người bị nhiễm.

Cách phòng ngừa:Tiêm văcxin viêm gan B (VGB) cho người khỏe mạnh là biện pháp gây miễn dịch chủ động, đặc hiệu để phòng bệnh viêm gan B. Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, văcxin VGB đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, có nghĩa là mọi trẻ em dưới 5 tuổi đều được tiêm miễn phí. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất của chương trình là 100% trẻ sơ sinh đều được tiêm VGB trong 48 giờ đầu.

Người lớn, nhất là người có nguy cơ mắc bệnh cao (nhân viên y tế, người thân bệnh nhân viem gan b , người truyền máu nhiều lần, chạy thận nhân tạo…) cần được tiêm phòng. Tuy nhiên, phải xét nghiệm HBsAg trước khi tiêm; chỉ những người có kết quả HBsAg âm tính mới có chỉ định tiêm. Văcxin VGB được sử dụng hiện nay chủ yếu là loại được tổng hợp bằng kỹ thuật công nghệ cao, rất lành tính, không có khả năng “tự gây bệnh” như bạn nghe nói.

Tuy nhiên, có một số trường hợp chống chỉ định như dị ứng văcxin, đang có bệnh cấp tính… Bạn cần đến các cơ sở để được tư vấn kỹ hơn trước khi tiêm phòng bệnh viêm gan b.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger