Nguyên tắc ăn uống của người bị gan mật

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của gan. Chính vì vậy khi gan bị tổn thương thì người bệnh cần ăn uống thận trọng hơn tránh làm gia tăng thêm gánh nặng cho gan. Việc ăn uống như thế nào, cắt giảm cái gì và tăng cường chất gì cũng phải tuân theo một nguyên tắc nhất định chứ không thể làm theo ý thích của người bệnh.

>> Chữa bệnh viêm gan b
NGUYEN TAC AN UONG CUA NGUOI BI GAN MAT
ảnh minh họa

– Giảm mỡ :Ngoài các chức năng như chuyển hoá chất dinh dưỡng, giải độc … thì gan còn giúp chuyển hoá mỡ thành năng lượng hoặc đào thải lưỡng mỡ thừa ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy khi chức năng gan mật bị tổn thương mà bạn vẫn tiếp tục ăn nhiều mỡ thì lượng mỡ dư thừa không được chuyển hoá hết mà nó sẽ tích tụ thành những hạt nhỏ bám trên bề mặt gan. Đó là hiện tượng thoái hóa mỡ của tế bào gan. Hạt mỡ lớn dần, có thể bóp nghẹt nhân tế bào và giết chết tế bào đó. Vì vậy, bệnh nhân gan mật cần phải giảm mỡ trong chế độ ăn.

Tăng glucid: Khi được nạp vào cơ thể thì một phần glucid sẽ được dự trữ lại trong gan dưới dạng glucosen nhằm giúp gan thực hiện nhiệm vụ giải độc . Khi gan bị bệnh thì lượng chất này cũng giảm cho nên bệnh nhân phải tăng glucid trong chế độ ăn để tăng dự trữ glucogen, giảm sự xâm nhập mỡ vào gan.

Tăng protid: protid có nhiệm vụ tái tạo tế bào mới cho cơ thể cũng như tế bào gan đang bị tổn thương
Bình thường Gan có chức năng tăng lượng prrotid của huyết tương và là nơi tập trung protid trước khi nó được phân bổ đi khắp cơ thể. Khi gan bị bệnh mạn tính, nhất là xơ gan, hiện tượng giảm protid máu thường xảy ra. Do vậy, việc giảm protid ở chế độ ăn sẽ gây bất lợi.
Tăng cường sữa: Methionin (acid amin có nhiều trong đạm của sữa) giúp tổng hợp cholin, một chất chống lại sự xâm nhập mỡ vào tế bào gan bằng cách chuyển lipid từ gan đến tổ chức mỡ dưới da. Do đó, chế độ ăn có nhiều sữa giúp bảo vệ gan rất tốt.
Tăng các loại vitamin: Ngoài chức năng chuyển hóa protid, gan còn có chức năng quan trọng là đồng hóa các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Khi gan bị bệnh, cơ thể thiếu các vitamin này. Đặc biệt, việc thiếu vitamin K có thể gây chảy máu do giảm tỷ lệ prothrombin huyết thanh.
Đủ nước, giảm muối nếu có cổ chướng: Nên uống nước quả, nước rau luộc, nước ép trái cây cùng với chế độ ăn mềm, lỏng. Nếu uống nhiều nước và ăn mặn sẽ làm mức độ cổ chướng tăng nhiều hơn.
Bỏ các thức uống có tính kích thích, gây độc cho gan: Không dùng rượu, bia, cà phê, chè đặc. Nên dùng các thức uống, đồ ăn có tính lợi mật, nhuận gan như: chè nhân trần, artiso, hạt dành dành, nghệ, lá gai, lá chanh…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger